Thiết kế Húc_Nhật_kỳ

Thiết kế của cờ tương tự như quốc kỳ Nhật Bản, cùng có một hình tròn đỏ ở chính giữa tượng trưng cho mặt trời, điểm khác là có thêm những tia nắng (trên cờ hiệu có 16 tia) minh họa cho tên gọi "đất nước mặt trời mọc" của Nhật Bản. Cuộc cải cách Minh Trị lần đầu giới thiệu Húc Nhật Kỳ vào năm 1870.[6] Cả Hải quân Đế quốc Nhật BảnLục quân Đế quốc Nhật Bản đều có một phiên bản của lá cờ này; hiệu kỳ hải quân upset với mặt trời đỏ gần về phía dây treo; trong khi đó phiên bản của lục quân có mặt trời ở chính giữa. Chúng được giới thiệu vào năm 1889. Lá cờ này được sử dụng cho những hoạt động ở nước ngoài từ thời Minh Trị cho đến Thế chiến thứ hai. Khi Nhật Bản bại trận vào tháng 8 năm 1945 và Hải quân và Lục quân đế quốc bị giải tán, lá cờ này không còn được dùng đến. Tuy nhiên với sự tái lập của Lực lượng Phòng vệ, lá cờ đã được sử dụng lại vào năm 1954. Ngày nay Húc Nhật Kỳ với 16 tia nắng là cờ hiệu của Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản trong khi Lực lượng Tự vệ Mặt đất sử dụng phiên bản có 8 tia sáng.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Húc_Nhật_kỳ http://japanvisitor.blogspot.com/2011/12/asahi-bee... http://japandailypress.com/courting-controversy-ol... http://www.japanprobe.com/2008/08/08/japan-fans-wa... http://view.koreaherald.com/kh/view.php?ud=2012082... http://www.reuters.com/article/2008/08/08/us-olymp... http://ir.library.osaka-u.ac.jp/dspace/bitstream/1... http://www.kwn.ne.jp/kokki/column2.htm http://flagspot.net/flags/jp%5E.html http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/421041.stm https://web.archive.org/web/20110831074957/http://...